Văn Miếu – Quốc Tử Giám không còn là cái tên xa lạ đối với người dân trong nước, nhắc tới địa điểm này chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay tới những bậc hiền tài, tài đức được ghi danh trên những con rùa đá. Đây không những là địa điểm du lịch mà Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là cái nôi cái “nôi” thể hiện sự cần cù, chăm chỉ, đêm ngày đèn sách để thăng quan tiến chức, áo gấm về làng, là ước mơ của bao nhiêu bậc “anh tài” lúc bấy giờ.
Mục lục:
Lịch sử lâu đời của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu được khởi công xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Được biết Văn Miếu là nơi thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo nho như Khổng Tử, Chu Công, Tử Phối thì ngoài ra đây còn là trường học hoàng gia đầu tiên thời bấy giờ. Mà người học trò đầu tiên học ở đây chính là Thái tử Lý Càn Đức, con trai của vua Lý Thánh Tông, lúc đó mới lên 5 tuổi. Năm 1072 thì lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Khi Lý Nhân Tông lên trị vì ông đã cho xây dựng Quốc Tử Giám ở cạnh bên Văn Miếu. Lúc đầu trường chỉ để phục vụ cho dành riêng cho con vua, hay các bậc quyền quý trong chiều.
Đến đời Vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Học Viện và chấp nhận thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
Qua thời nhà Lê, dưới đời vua Lê Thánh Tông đã cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Năm 1762 Lê Hiển Tông cho sửa lại Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Đến thời nhà Nguyễn Quốc Tử Giám được lập Huế, văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thên thành Văn Miếu Hà Nội.
Kiến trúc độc đáo
Văn Miếu – Quốc Tử Giám trải dài trên khuôn viên có diện tích 54331 m2 bao gồm nhiều công trình kiến trúc phải kể tới đó là hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, nhà Thái Học và Đại Thành Môn. Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, bốn mặt đều là phố, cống chính là Quốc Tử Giám ở phía Nam, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là Phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu.
Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính:
- Văn Hồ
- Vườn Giám
- Khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Văn Hồ
Giới thiệu khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám thì không thể bỏ qu Hồ Văn, nằm ở phía Nam, trước mặt Văn Miếu là Hồ Minh Đường hay còn gọi là Hồ Giám. Diện tích sau khi đã được giải tỏa là 12297 m2, giữa hồ là gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thủy đường – đây là nơi diễn ra các buổi bình thơ của nho sĩ. Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là “tiểu minh đường” của Văn Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung.
Một hồ nước trong bao quanh bởi những hàng cây xanh rì làm cho khách tham quan có thể được đắm mình trong sự mát lành giữa thủ đô hoa lệ, vừa có thể soi mình giữa là nước xanh.
Vườn Giám
Nằm ở phía Tây của khu di tích quốc gia đặc biệt, ngày nay Vườn Giám vẫn là khoảng không gian quan trọng của di tích. Hiện nay trưng bày rất nhiều loài cây cảnh, nhà bất giác, vào những dịp lễ tết đây còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: Múa rối nước, đánh đu, trình diện thơ.
Khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Những điều cần biết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cửa vào nằm ở đâu?
Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày nay nằm tại quận Đông Đa, thành phố Hà Nội, cổng vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội
Thời gian mở cửa
Giờ mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần, từ thứ hai đến chủ nhật
Thời gian thăm quan:
- Mùa nóng (15/4 – 15/10): Từ 7h30 – 17h30
- Mùa lạnh (16/10 – 14/4): Từ 8h00 – 17h00
Giá vé vào cửa
- Người lớn 30.000 đồng/ người
- Trẻ em dưới 15 tuổi miễn phí vé vào
- Người dân ở những vùng khó khăn, vùng núi, người có công với cách mạng, người khuyết tật đặc biết, học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên 15.000 đồng/ người
Sở đồthăm quan Văn Miếu – Quốc Tử giám
Xem thêm: Vé vào công viên nước Hồ Tây mới nhất năm 2021
Có thể bạn chưa biết
Người đầu tiên được khắc tên lên văn bia là Nguyễn Trực trạng nguyên đầu tiên dưới thời vua Hậu Lê, ông sinh năm 1417 mất năm 1473, tự là Công Đĩnh, hiệu là Sư Liễu, người làng Bối Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống hiếu học, ông nội là tiến sĩ Nguyễn Bính, cha là tiến sĩ Nguyễn Thi Trung.
Năm 1434 lúc đó ông 17 tuổi đỗ đầu kì thi Hương, năm 1442 ông thi Đình và đỗ trạng nguyên. Ông được nhà vua ban sắc “Quốc Tử Giám thi thư” và được ban thưởng Á Liệt Khanh. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, mua ban mũ áo trạng nguyên cho người đỗ đạt cao nhất. Vua Lê Thánh Tông rất tán thưởng vị tiến sĩ trẻ tuổi này. Dưỡi thời vua Lê Nhân Tông Nguyễn Trực rất được yêu quý và trọng dụng trong chiều được nhắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
Người cuối cùng có tên trên văn bia là Trịnh Tuệ đỗ trạng nguyên năm 1736 dưới thời vua Lê – Trịnh. Ông người quê Biện Thượng nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyên Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông được sinh ra trong gia đình đã có nhiều đời đỗ đạt nơi quan trường, ông là cháu 5 đời của Trịnh Tùng, và có anh ruột là Trịnh Côn.
Một số lưu ý khi thăm quan
Mỗi mùa khoa cử đến gần người dân lại muốn đưa con đến đây để cầu mong sao cho làm bài thi cho thật tốt, đỗ đạt điểm cao nhưng cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Không sờ đầu rùa đá
- Tuân thủ nội quy khi thăm quan
- Vút rác đúng nơi quy định
Với bài viết giới thiệu khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám đã phần nào thỏa mãn được những vướng mắc trong lòng các bạn, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là nơi bồi dưỡng hiền tài mà hiện nay đây còn là một di tích quốc gia mang nhiều giá trị to lớn của dân tộc Việt Nam. Có thể thấy từ những triều đại xa xưa đã rất chú trọng việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, chính vì lấy đây là gương nên hiện nay vẫn đề giáo dục rất được chú trọng và quan tâm đễ mỗi người trẻ đều được đến trường. Chính các bạn trẻ sẽ là “nguyên khí” của quốc gia.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.